Hầu hết chị em phụ nữ khi mang thai đều gặp phải tình trạng rạn da. Tùy theo cơ địa mỗi người mà những vết rạn sẽ xuất hiện sớm hay muộn, ít hay nhiều. Có những chị em đã phòng bị trước nhưng cũng có nhiều chị em bỡ ngỡ và thấy lo lắng khi những vết Rạn da khi mang thai xuất hiện nhiều. Ran da khi mang thai
Phụ nữ có thai là đối tượng dễ bị rạn da nhất bởi khi em bé phát triển, làn da phải căng lên để nâng đỡ. Sự căng giãn quá mức này khiến da bị tổn thương, hình thành vết rạn. Tình trạng rạn da xảy ra nghiêm trọng hơn ở những người mang thai đôi, thai ba. Để tìm hiểu rạn da là gì? rạn da có thể cải thiện hay không? mời các chị em theo dõi bài viết sau đây.
Vì sao bị rạn da khi mang thai?
Rạn da khi mang thai là tình trạng phổ biến mà chị em khi mang thai hay gặp phải. Nhiều phụ nữ cảm thấy lo lắng khi ngày càng xuất hiện những vết rạn da đỏ, tím. Nhưng chị em an tâm rằng:rạn da không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây chỉ là một trạng thái thích nghi của vùng da khi bị căng lên quá mức. Khi mang thai chị em cần lên kế hoạch phòng rạn da khi mang thai bằng nhiều cách khác nhau
Da bao gồm ba lớp chính: Lớp biểu bì (lớp ngoài cùng), lớp hạ bì (lớp giữa) và lớp dưới da (lớp sâu nhất). Rạn da là một dạng sẹo dưới da, hình thành ở lớp hạ bì khi các mô liên kết bị kéo căng, giãn nở hoặc co rút nhanh chóng do tăng trưởng đột ngột hoặc tăng cân, vượt quá giới hạn đàn hồi khiến cho lớp hạ bì bị rách. Khi lớp hạ bì rách, lớp da ở phía sau và các mạch máu lộ ra, trở nên rõ ràng hơn, tạo thành những đường sọc dài, mảnh có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đó chính là vết rạn da. Chính vì vậy, rạn da thường xuất hiện ở những người có sự tăng trưởng nhanh như thiếu niên trong tuổi dậy thì, phụ nữ có thai, người tập gym…
Những vị trí bị rạn da khi mang thai
Sự xuất hiên và lớn dần của em bé khiến nhiều vùng da bị rạn, tất nhiên bụng là nơi sẽ bị rạn nhiều nhất. Những vết rạn da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nếu việc tăng cân quá nhanh và đột ngột.
Ngoài ran da ở vùng bụng thì một số vị trí có thể xuất hiện rạn da khi mang thai như: Rạn da ở ngực, rạn da ở mông, trên cánh tay, chân,…
Phòng ran da khi mang thai
Bị ran da khi mang thai thì đa số chị em đều gặp phải. Nhưng cũng tùy cơ địa mà rạn da sẽ có ít hay nhiều. Chị em khi mang thai cũng nên có kế hoạch phòng rạn da khi mang thai.
Với từng mẹ bầu thì thời điểm xuất hiện vết rạn da cũng khác nhau. Có những trường hợp vết rạn xuất hiện rất sớm hoặc trong hai tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ nhưng cũng có trường hợp đến tận tháng thứ 8 hoặc thứ 9 của thai kỳ cuối mới bị rạn.
Đảm bảo độ ẩm cho da: Chị em cần uống đủ nước lọc trong ngày, Nước giúp cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Đồng thời giúp cơ thể có đủ nước, đủ độ ẩm cho làn da
Bổ sung Vitamin: Các loại Vitamin C, Vitamin E, A đều rất tốt cho sức khỏe và làn da. Vitamin C giúp tăng cường sản sinh Collagen. Vitamin A-E mềm mịn da
Massa và dưỡng ẩm da thường xuyên: Để tăng cường thêm độ ẩm và đàn hồi cho da chị em nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm da. Nên chọn các loại kem hoặc tinh dầu tự nhiên để đảm bảo an toàn như dầu Bio Oil 200ml. Đây là tinh dầu tự nhiên, sản phẩm phòng rạn da tốt giành cho chị em khi mang thai. Thông thường chị em nên dùng Bio Oil từ quý thứ 2 của thai kì trở đi. Thoa tối thiểu 3 tháng để mang lại hiệu quả
Tập thể thao: vừa phải, cân đối sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh tăng cân quá nhanh.